Dịch vụ kế toán Hải Phòng xin tổng hợp một số chú ý mới nhất về
MỨC PHỤ CẤP ĂN CA CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG như sau:
- Căn cứ: Điều 22, Thông tư 26/2016/TT-BLĐTBHXH
Mức tiền ăn giữa ca, ăn trưa của người lao động được quy định là không quá 730.000 đồng người/ người/ tháng.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/10/2016 nhưng các chế độ được áp dụng từ 01/01/2016.
1.Về thuế TNCN:
– Căn cứ: điểm G5, khoản 2, điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC về những khoản phụ cấp theo lương của người lao động, thì:
– Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức
bữa ăn giữa, ăn trưa ca cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.
– Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca,
ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân
nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội.
Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.
Như vậy:
– Khoản chi Tiền ăn giữa ca của người lao động nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn
thì không bị tính thuế TNCN (không bị khống chế) nhưng phải đầy đủ hồ sơ chứng từ theo quy định;
– Nếu khoản chi tiền ăn giữa ca (tính vào tiền lương) thì phần chi vượt mức > 730.000 đồng người/ người/ tháng bị tính thuế TNCN
2. Về thuế TNDN:
-Căn cứ: điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC (sửa đổi, bỏ sung điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC), tại mục 2.6b quy định các khoản chi có tính chất tiền lương bị loại trừ:
– “Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể
điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau:
Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn;
Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty”.
Như vậy:
– Với khoản chi giữa ca là bếp ăn tập thể:
Tiền ăn giữa ca của người lao động được tính vào chi phí hợp lý (khi xác định chi phí tính thuế TNDN)
mà không bị khống chế, nếu khoản chi này có đầy đủ chứng từ (khi tự tổ chức nấu ăn)
và được ghi rõ một trong các hồ sơ sau (nếu chi theo tiền lương):
– Hợp đồng lao động
– Thoả ước lao động tập thể
– Quy chế tài chính
Chú ý:
– Chi phí tiền cơm chỉ bị khống chế > 730.000 là phải chịu thuế TNCN,
nếu < 730.000 thì không chịu thuế TNCN, với thuế TNDN thì tiền cơm dù > 730.000 hay < 730.000
=> Đều là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN
– Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn ngân sách nhà nước để hoạt động thì phần tiền cơm vượt > 730.000 bị loại khi tính thuế TNDN
MỨC PHỤ CẤP ĂN CA CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Dịch vụ kế toán Song Hồng chúc các bạn Thành Công!