Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của nghề kế toán tại Việt Nam

Nghề kế toán tại Việt Nam được coi là một trong những nghề có nhiều nhu cầu tuyển dụng cao nhất trên thị trường lao động. Kế toán là người gần như nắm trọn tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp và bởi vậy, những người làm công việc này được coi là cánh tay phải của ban giám đốc công ty.

Nghề kế toán phát triển tương đối mạnh tại Việt Nam, đặc biệt là từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa để bước vào nền kinh tế thị trường. Sự hình thành hàng loạt các doanh nghiệp mới đã dẫn đến một nhu cầu tuyển dụng nhân viên kế toán cho việc theo dõi sổ sách, hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Hệ thống kế toán Việt Nam đã trải qua 3 giai đoạn phát triển:

– trước năm 1990.

– từ năm 1991-1994 .

– từ năm 1995 – nay

Trước năm 1990, hoạt động nghề nghiệp của các kế toán viên chủ yếu tuân thủ theo nội quy, quy định của Bộ Tài chính – cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm quản lý tài sản xã hội chủ nghĩa. Giai đoạn từ 1991-1994 là thời kỳ đất nước ta chuyển đổi tiền kinh tế bao cấp cũ sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế đã tác động đến bản chất và đặc thù của nghề kế toán. Nhiều thuật ngữ mới trong lĩnh vực kế toán ra đời như kinh doanh, lỗ, lãi, lợi nhuận… mà đối với nhiều kế toán viên làm việc trong thời bao cấp cũ là khá trừu tượng và khó hiểu. Nếu như những thuật ngữ này, trước đây chỉ được biết đến trong lý thuyết của hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, thì giờ đây các kế toán viên đã buộc phải tìm hiểu và nắm vững để áp dụng vào công việc hàng ngày của mình. Việc nắm vững kiến thức kế toán mới của các kế toán viên sao cho phù hợp với yêu cầu của thực tế có tác động không nhỏ đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.

Giai đoạn từ 1995 đến nay là giai đoạn hệ thống kế toán của Việt Nam phát triển cao nhất và đầy đủ nhất. Điều này thể hiện ở chỗ hệ thống kế toán không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi kế toán doanh nghiệp và kế toán hành chính sự nghiệp như trước đây, mà đã phát triển rộng rãi hoạt động trong các khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Ngay cả khu vực kinh tế nhà nước cũng được mở rộng thêm cho kế toán thu chi ngân sách, kế toán thụ hưởng ngân sách. Kế toán được chia thành kế toán tài chính, kế toán quản trị và đều có vị trí tác dụng rộng, quan trọng hơn trong hệ thống kế toán Việt Nam.

Đặc biệt, từ năm 1991 tới nay, hệ thống kế toán của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc bằng việc hình thành và phát triển của lĩnh vực kiểm toán – một ngành đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ với kế toán cũng như nền kinh tế thị trường.

Trong khoảng thời gian từ 1991 trở lại đây, lĩnh vực kế toán của chúng ta đã được củng cố bằng hệ thống các chế độ kế toán cũng như các thông tư, quyết định của Bộ Tài chính được áp dụng cho một số lĩnh vực như chế độ kế toán ngân sách; chế độ kế toán hộ kinh doanh, chế độ kế toán ngân hàng nhà nước và tài chính tín dụng; chế độ kế toán các hoạt động trên thị trường chứng khoán… Hệ thống các chế độ kế toán nói trên tương đối phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, đã và đang chứng minh được tính hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội.

 Với sự ra đời của Luật Kế toán cũng như việc ban hành các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán…, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các kế toán viên, kiểm toán viên của chúng ta đã được nâng lên. Những người làm công tác kế toán, kiểm toán đã có điều kiện để tiếp cận với kế toán các nước trên thế giới cũng như trong khu vực, từ đó có thể học hỏi được nhiều điều bổ ích nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Vui … vui

Thuyết đầu thai

Hai kế toán viên nói chuyện với nhau:

– Cậu có biết thuyết đầu thai Ấn Độ không?

– Không, cậu nói thử xem nào…

– Nếu bạn là một kế toán viên tốt, có lương tâm, đạo đức, khi chết sẽ được đầu thai làm kỹ sư. Còn nếu bạn là một kế toán vô đạo đức, vô liêm sỉ, bạn sẽ bị đầu thai làm một nhà tâm lý.

Được sự trợ giúp của Liên minh châu Âu, năm 1996, Hội kế toán Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị quốc tế về kế toán tại Việt Nam với hơn 160 đại biểu từ các hiệp hội nghề nghiệp như Liên đoàn Kế toán thế giới IFAC, Hiệp hội kế toán châu Âu, Liên đoàn kế toán châu Á – Thái Bình Dương, Liên đoàn kế toán Đông Nam Á cũng như các Hội nghề nghiệp tại nhiều quốc gia khác trên thế giới.

 Sự ra đời của Hội kế toán Việt Nam (VAA) và việc Hội Kế toán Việt Nam trở thành thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) năm 1996 và là thành viên của liên đoàn kế toán các nước ASEAN (AFA) (năm 2002, 2003 VAA là Phó Chủ tịch, năm 2004, 2005 là Chủ tịch AFA) đã đánh dấu một bước quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của ngành kế toán nước ta. Điều này chứng tỏ rằng, bạn bè quốc tế đã bắt đầu thừa nhận nghề kế toán, kiểm toán của Việt Nam để từ đó, chúng ta có điều kiện phát triển, mở rộng quy mô hoạt động dịch của mình ngay tại Việt Nam cũng như vươn ra thị trường quốc tế.

Liên đoàn kế toán các nước ASEAN Ghi chú
1 Hội kế toán Malaysia (MIA) Thành viên
2 Hiệp hội kế toán viên công chứng Singapore (ICPAS) Thành viên
3 Hội kế toán viên công chứng Philippines(PICPA) Thành viên
4 Hội kế toán và kiểm toán Thái Lan (ICAAT) Thành viên
5 Hội kế toán và kiểm toán Việt Nam (VAA) Thành viên
6 Hiệp hội kế toán viên hành nghề vương quốc Anh (ACCA) Hội viên liên kết
7 Hội kế toán viên công chứng Úc (CPA Australia) Hội viên liên kết
8 Hội kế toán công chứng Mông Cổ (MONICPA) Hội viên liên kết

Nguồn: Hội kế toán Việt Nam – Tạp chí kế toán số 54/2005

Cùng với sự ra đời của các chế độ kế toán áp dụng cụ thể cho từng lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân, hệ thống kế toán, kiểm toán của nước ta đang càng ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình:

Kế toán lĩnh vực kinh doanhCác chế độ kế toán được áp dụng dựa trên cơ sở các nguyên tắc, chuẩn mục kế toán quốc tế, từng bước đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta.

Kế toán lĩnh vực Nhà nước: Các chế độ kế toán được xây dựng đã đáp ứng được yêu cầu của Luật quản lý ngân sách nhà nước (Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; Chế độ kế toán Ngân sách xã; Chế độ kế toán nghiệp vụ Kho bạc; Hải quan; Đầu tư Chế độ kế toán hợp nhất Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước…) Kể từ năm 2004, chúng ta đã bắt đầu nghiên cứu,  soạn thảo hệ thống Chuẩn mực kế toán công.

Kế toán lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, thị trường chứng khoán: Các chế độ kế toán đã đáp ứng yêu cầu quản lý của Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật các tổ chúc tín dụng, Luật Kinh doanh Bảo hiểm và quản lý thị trường chứng khoán (Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước; Chế độ kế toán Trung tâm giao dịch chứng khoán; Chế độ kế toán Công ty chứng khoán; Chế độ kế toán doanh nghiệp Bảo hiểm; Chế độ kế toán Bảo hiểm tiền gửi; Chế độ kế toán Quỹ Hỗ trợ phát triển…)

Lĩnh vực Kiểm toánĐây là hoạt động mới hình thành trong nền kinh tế thị trường, nhiều thành phần với sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Khởi đầu là sự ra đời của hai công ty kiểm toán độc lập năm 1991 Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC). Với sự ban hành Nghị định 07/CP của Chính phủ ngày 29/ 01/ 1994 về “Quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân”, Nghị định 70/CP ngày 11/ 7/ 1994 về “Thành lập cơ quan Kiểm toán Nhà nước”, “Quy chế Kiểm toán nội bộ” của Bộ Tài chính, kiểm toán Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Bắt đầu từ năm 1996, được sự giúp đỡ của cộng đồng châu Âu (EU) và của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đã tập trung toàn lực cho việc nghiên cứu, tiếp cận chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế và từ đó đã và đang xúc tiến soạn thảo, công bố hệ thống chuẩn mục khoán, kiểm toán Việt Nam (đến nay đã ban hành, công bố được 10 chuẩn mục kế toán, 22 chuẩn mục kiểm toán). Đặc biệt sau 5 năm dày công nghiên cứu, soạn thảo, Luật Kế toán Việt Nam đã được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua và đã được công bố theo Lệnh số 12 / 2003/L – CTL ngày 26/ 6/ 2003 của Chủ tịch nước.

Năm 2003, lần đầu tiên ngành KTKT đưa vào áp dụng pháp lệnh cao nhất với những qui chuẩn mới: thừa nhận Luật kế toán trong kế toán quản trị, cho phép doanh nghiệp chủ động tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị phục vụ công tác quản lý.

Tính đến 31/ 12/ 2004, Việt Nam có 78 công ty kiểm toán độc lập và 6 công ty kế toán.

Vui … vui

Lo lắng…

Một ứng viên trẻ vừa tốt nghiệp đại học nộp đơn cho vị trí kế toán viên trong một công ty tư nhân nhỏ. Tại buổi phỏng vấn, ứng viên được tiếp kiến với giám đốc công ty.

– Tôi cần người có bằng cấp về kế tóan – đại diện nhà tuyển dụng nói – tuy nhiên, thật tình mà nói, tôi rất muốn tìm kiếm người biết làm giảm lỗi lo lắng cho công ty…

– Ý ông là… – ứng viên hỏi lại.

– Tôi có khá nhiều điều phải lo lắng đấy, nhưng, tôi cũng muốn có người chia sẻ nỗi lo lắng tài chính với mình.

– OK – anh chàng ứng viên trả lời. – vậy thì ông định trả lương cho tôi là bao nhiêu?

– Mức lương khởi điểm của anh là 72 nghìn đô la/ năm – ông chủ từ tốn đáp.

– 72 nghìn đô la/ năm ư? Doanh nghiệp của ông làm ăn ra sao mà dám chi trả mức lương cao như vậy? – ứng viên không giấu nổi sự ngạc nhiên của mình.

À, – đại diện nhà tuyển dụng tiếp – đó chính là nỗi lo lắng đầu tiên của anh đấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thông tin

Dịch vụ

Chữ ký số tại Hải Phòng

Kế Toán Song Hồng – Giữ vững sự hài lòng, Đồng hành cùng doanh nghiệp.